Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mít thái (Phần II)
Phần II
1. Bệnh hại:
a. Bệnh chết nhánh và thối nhũn trái do nấm Botryodiplodia theoobromae Pat
- Trên thân gốc, cành nuôi trái bị nấm gây hại thường bị xì nhựa giống với biểu hiện của nấm Phythopthora gây ra, trên trái trưởng thành có nhiều hạch nấm tròn to, thành những mảng lớn làm trái mít bị thối toàn bộ; bệnh này thường gây thiệt hại năng suất rất lớn.
- Phòng bệnh: Sử dụng phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm Trichoderma. Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất như Iprodione (Rovral), Metalaxyl + Mancozeb (Ridomyl Gold 68WG),...
- Trị bệnh bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất: Cyproconazole (Bonanza 100 DD), Difenoconazole (Score 250 EC, Tilt 250 ND).
b. Bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm Phytophthora:
- Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại côn trùng chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm xâm nhập.
- Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen, lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
- Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất để phun xịt như Metalaxyl + Mancozeb (Ridomyl Gold 68WG), Fosetyl Aluminium (Aliette 800WG).
c. Bệnh thối trái: do nấm Rhizobus artocarbi thường gây hại trên trái non và hoa đực bị tấn công mạnh. Hoa cái và trái trưởng thành thường ít bị tấn công,
d. Bệnh rỉ sắt: do nấm Uredo artocarpi gây hại trên lá, trái, trường hợp gây hại nặng thì nấm có thể xâm nhập vào bên trong phần xơ và thịt trái gây nên những đốm u cục rất mất thẩm mỹ. thường những trái bị nhiễm không có giá trị thương phẩm, gây thiệt hại về năng suất vườn cây.
2. Sâu hại:
a. Sâu đục thân, đục cành, xén tóc:
Thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu có các hoạt chất sau vào giai đoạn ra lá non, trái non như Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Vitako 40WG); Abamectin (Nouvo 3.6 EC).
b. Ruồi đục trái
Trưởng thành đẻ trứng vào trái già, khi ấu trùng sâu non nở ra gây hại làm thối nhũn trái. Nên dùng chất dẫn dụ sinh học, bẫy, bả để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc có các hoạt chất diệt ruồi như Etofenprox (Trebon 10 ND), Deltamethrin (Decis 2.5 EC),...
c. Sâu đục trái
Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
d. Rầy, rệp
Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học có các hoạt chất sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Fenobucarb (Bassan 50 EC), Methidathion (Supracide 40 EC),...
3. Phòng ngừa hiện tượng xơ đen: Do vi khuẩn Pantoea stewartii (Erwinia stewartii)
- Giống mít Thái Lan thường hay bị xơ đen so với các giống mít ta, da trái không bóng, hình dạng bên ngoài vẫn phát triển bình thường. Trên cùng một cây có thể có trái bệnh, trái không bệnh. Bên trong khi bổ quả mít ra thường thấy hiện tượng trái bị đen toàn bộ phần múi và xơ mít nhưng không có các mụt nổi; phân biệt với triệu chứng bị rỉ sắt gây hại nhưng có các mụt lốm đốm nổi cộm rõ rệt.
- Nguyên nhân do vi khuẩn tấn công gây hại; tấn công mạnh ở những vườn thoát nước kém, do mưa quá nhiều khiến canxi trong đất bị hao hụt cộng với việc bón dư đạm, sử dụng các loại phân bón có thành phần Magie cao, các chất kích thích tăng trưởng thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
* Biện pháp khắc phục:
- Trước khi cây ra hoa và trong thời gian ra hoa, cần bổ sung canxi cho mít. Loại canxi tốt nhất là canxi dạng nước, phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần đến khi thu hoạch.
- Hạn chế bón các loại phân bón có chứa thành phần Magie cao (hoặc phân bón lá có thành phần Magie cao, các chất kích thích tăng trưởng) trong giai đoạn trái phát triển kích thước.
- Bón cân đối các thành phần N-P-K , tăng lượng sử dụng Kali (nên sử dụng phân Kali Sulphate_ K2SO4 thay thế cho Kali clorua). Có thể kết hợp bón gốc và phun xịt trên lá trái.
- Chú ý thoát nước tốt, kiểm soát ẩm độ đất. Bổ sung các chủng nấm đối kháng Trichodermar, Mhicoriza…
- Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước khi bệnh xuất hiện (phun phòng khi trái bắt đầu phát triển mạnh) bằng các thuốc gốc đồng như: Metalaxyl + Mancozeb (Ridomyl Gold 68WG), Fosetyl Aluminium (Aliette 800WG)…, thuốc kháng sinh để phòng trừ vi khuẩn Validacin, Kasugamycin, Ningnamycin, Streptomycin, Polyoxin, Gentamycin…phun trực tiếp lên toàn bộ cây và trái (có thể tưới xuống gốc) định kỳ 2-3 lần/vụ trái.
4. Thu hoạch: Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp thì có thể tiến hành thu hoạch đồng loạt./.
(NHT) _ PHÒNG KỸ THUẬT CTY CP SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc