CÔNG TY CP SOP PHÚ MỸ, ĐƠN VỊ ĐI ĐẦU TRONG BÌNH ỔN GIÁ, CHIA SẺ KHÓ KHĂN CÙNG NÔNG DÂN MÙA DỊCH
Từ đầu năm đến nay, giá phân bón trong nước và trên thế giới liên tục tăng mạnh, vượt xa dự đoán của hầu hết các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón, tạo cho Nông dân muôn vàn khó khăn mà vốn dĩ đại dịch đã đè nặng lên đôi vai họ.
Tại thị trường trong nước, giá đạm Ure tăng từ 6.500 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg (tăng hơn 80%). Giá Kali Clorua, mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu 100% cũng tăng từ 7.000 đồng/kg lên đến trên 12.000 đồng/kg (tương ứng tăng 80%). Giá các loại phân bón chứa lân như DAP, MAP, TSP... cũng không nằm ngoài cơn cuông phong này. DAP trong nước sản xuất tăng gần 80%, từ 8.500 đồng/kg lên trên 15.000 đồng/kg, giá DAP nhập khẩu từ mức 9.000 đồng/kg lên đến 18.000 đồng/kg (tăng 100%).
Nguyên nhân của việc sốt giá được cho là tăng đột biến chi phí sản xuất, vận chuyển, logistic trong điều kiện khắt khe chống dịch; chuỗi cung ứng tất cả các nguyên liệu, hàng hóa bị đứt gãy, tạo ra sự khan hiếm đẩy giá nguyên liệu tăng cao. Điển hình như mặt hàng lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 200%, axít sunfuric tăng 132%, cộng với các chính sách về thuế đối với sản xuất, nhập khẩu phân bón vẫn chưa thực sự hợp lý.
Kali Sulphate là loại sản phẩm có công nghệ phức tạp, Nguyên liệu nhập khẩu lệ thuộc nhiều vào giá Quốc tế. Với tính chất đó nên các Nhà đầu tư thiếu mặn mà. Điển hình lá cả Đông Nam châu Á chỉ có vỏn vẹn hai Nhà máy, một ở Philipine và một ở Việt Nam thuộc Công ty CP SOP Phú Mỹ. Ngoài những khó khăn nói trên sản phẩm Kali Sulphate còn gặp trở ngại ở nhận thức của người tiêu dùng nội địa. Hóa tính của Kali Sulphate khác xa so với Kali mỏ Clorua ở chỗ Nhà sản xuất dùng công nghệ đẩy hết gốc Clo (Yếu tố làm mất mùi và chai cứng nông sản) và thay thế gốc SO4 (yếu tố tăng hương vị và chống sượng nông sản). Vì hạn chế ở tầm hiểu biết, người tiêu dùng nội địa thường so đo giá của hai loại hợp chất chứa Kali nói tên mà không quan tâm đến sự ưu việt vượt trội mang lại từ sử dụng Kali Sulphate. Đó cũng là câu trả lời tại sao tỷ trọng xuất khẩu của SOP chiếm gần 60% sản lượng tiêu thụ.
Trở lại với vấn đề bình ổn giá, hỗ trợ nông dân trong mùa dịch. Mặc dù tiêu thụ trong nước có những trở ngại nhất định nhưng Công ty CP SOP Phú Mỹ rất chú trọng tìm mọi giải pháp giảm giá thành giữ sự bình ổn tốt nhất có thể cho thị trường nội địa, giúp bà con nông dân đầu tư hiệu quả, nhất là trong điều kiện dịch bệnh chúng ta đang phải gồng mình chống đỡ. Trong cơn bão tăng giá phi mã của Phân bón, Hóa chất từ đầu năm đến nay, các yếu tố đầu vào của sản phẩm SOP đã tăng từ 80-132%, chưa kể các chi phí, vận chuyển, dịch vụ, phát sinh của sản xuất 3 tại chỗ. Song giá sản phẩm SOP chỉ tăng nhẹ chưa tới 50%, đó phải kể đến sự nổ lực phi thường của lãnh đạo Công ty trong điều hành trên mọi lịnh vực.
Công ty CP SOP Phú Mỹ là đơn vị luôn đi đầu, tiên phong trong đầu tư, sáng tạo trong quản lý với chủ tâm mang đến cho bà con nông dân sản phẩm tốt nhất, giá cả ưu việt nhất, góp phần xây dựng phồn thịnh nền nông nghiệp nước nhà. Với tinh thần đó SOP Phú Mỹ hy vọng đón nhận sự hợp tác và lòng tin yêu của người tiêu dùng trên mọi miền đất nước.
SOP Phú Mỹ Ươm mầm xanh tươi đón mùa bội thu
TRẦN XUÂN QUYỀN - Giám Đốc thị trường
27/09/2021
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc