GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC:
- Hỏi: Hiện tượng cây trồng bị vàng lá, còi cọc kém phát triển, lá bị xoăn, vàng lá,rụng trái, khi trời nắng thì cây bị héo rũ, chết cây nguyên nhân tại sao?
- Trả lời: Hiện tượng cây trồng bị như trên có nhiều nguyên nhân tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là bị đối tượng tuyến trùng gây hại.
1. Tuyến trùng – Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị tuyến trùng gây hại?
Tuyến trùng (Meloidogyne sp.): là đối tượng khó phòng trừ nhất trong các loại bệnh về rễ, chúng gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng, nhiều giai đoạn sinh trưởng của cây gây thiệt hại khá nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.
- Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị tuyến trùng tấn công gây hại dễ nhận biết trên thân lá đó là: lá vàng đều, phiến lá nhỏ hẹp hoặc xoăn, cành kém phát triển, các đốt cành thường ngắn, đỉnh sinh trưởng thui, chột mặc dù bón phân đầy đủ. Khi có biểu hiện trên tiến hành đào rễ lên sẽ thấy toàn bộ hệ thống rễ của cây xuất hiện những u, cục nổi như chuỗi hạt.
Dựa vào hình thức ký sinh người ta chia tuyến trùng thành 3 nhóm:
- Nội ký sinh: bao gồm những tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và hút dinh dưỡng bên trong rễ. Hình thức này làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.
- Ngoai ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất và nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ. Nhóm tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng gây thối nhũn.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui một phần cơ thể (phần đầu) vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất. Nhóm tuyến trùng này cũng gây ra nốt sần cho rễ cây.
Vòng đời của Tuyến trùng được chia làm 5 giai đoạn kéo dài từ 40-60 ngày. Hoạt động chủ yếu ở độ sâu từ 5-30 cm. Vì tuyến trùng là đối tượng gây hại rất khó phòng trị nên việc xử lý triệt để cần phải tuân theo một số nguyên tắc và áp dụng đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả cao:
2. Phòng ngừa tuyến trùng bằng biện phápcánh tác khoa học:
- Bố trí mùa vụ, cây trồng phù hợp, luân canh, xen canh.
- Chọn giống cây trồng sạch bệnh, khoẻ mạnh.
- Xử lý đất thật kỹ trước khi gieo trồng (cày bừa kỷ, phơi đất). Tuyến trùng mẫn cảm với nhiệt độ ở 50 - 60 độ C ấu trùng và trứng bị tiêu diệt 80%.
- Kiểm soát pH đất, ẩm độ, thoát nước trong mùa mưa.
- Bón phân cân đối, hợp lý.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục
- Trồng xen một số loại cây dẫn dụ, cây chỉ thị, đối kháng có tác dụng ngăn ngừa, xua đuổi giảm bớt mật độ tuyến trùng như: cây cúc vạn thọ, dã quỳ, thầu dầu, sầu đâu, ruốc cá, cây củ đậu…
3. Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ tuy nhiên biện pháp này thường hiệu quả không cao do tính kháng thuốc cũa tuyến trùng rất nhanh, phải xử lý liên tục. mặt khác khi xử dụng thường xuyên gây nhiều tác hại cho cây trồng như rụng trái, rụng lá, dư lượng thuốc trong nông sản trong đất cao ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sức khoẻ con người. Một số loại thuốc trừ tuyến trùng hiện có trên thị trường có hiệu quả cao như: Nimitz 480EC, Agassi 36EC, Kaido 50SL, Velum Prime 400SC, Tervigo 020SC, Sincocin…
4. Biện pháp xử lý sinh học: Sử dụng các chế phẩm vi sinh, nấm đối kháng kết hợp với các loại thuốc phòng trừ có nguồn gốc sinh học, chiết suất từ các loại thực vật.
Tuy nhiên như đã nói ở trên đối tượng tuyến trùng rất khó phòng trị nếu chỉ sử dụng đơn lẻ một trong các biện pháp trên thường hiệu quả không cao và không bền vững sau một thời gian thì tuyến trùng tiếp tục phát sinh gây hại.
Sau đây xin hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ tuyến trùng:
- Xử lý đất trước khi gieo trồng:
Đối với đất trồng cây hàng năm, cây ngắn ngày: trước khi gieo trồng cần xử lý đất bằng 2 phương pháp:
- Sau khi làm đất kỹ, phơi đất trong 7 ngày sau đó rải phân chuồng hoai mục + nấm Trichroderma rồi tiến hành đảo đất. Tưới ẩm đất sau đó dùng bạt nylon phủ kín ủ đất trong 7-10 ngày thì có thể tiến hành gieo trồng. Một phương pháp xử lý nhiệt nữa có thể áp dụng là đốt nhiệt, phương pháp này ưu điểm có thể xử lý tuyến trùng, cỏ dại, nấm bệnh có trong đất nhưng cũng không hiệu quả vì chi phí cao và chưa thông dụng.
- Trong quá trình sản xuất định kỳ bổ sung nấm 3 tháng/ 1 lần.
- Phương pháp này có ưu điểm là tiêu diệt được tuyến trùng và các loại nấm bệnh có trong đất.
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho diện tích nhỏ, trồng cây trong nhà màng, nhà lưới, nhà kính, sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao vì rất tốn kém.
- Phương pháp xử lý đối với các cây trồng ngoài trời theo phương pháp truyền thống:
- Đối với cây trồng mới: trước khi trồng nên tiến hành ủ hố trồng bằng phân chuồng hoai mục có bổ sung nấm Trichoderma trước 1 tháng.
- Để xử lý tuyến trùng đạt hiệu quả cao nên tuân thủ các bước sau: Khi phát hiện tuyến trùng gây hại nên xử lý bằng thuốc hoá học để giảm mật độ tuyến trùng bằng các thuốc hoá học như: Velum Prime 400SC, Tervigo 020SC…sau đó sử dụng các chế phẩm kích thích hệ rễ mới, chế phẩm phục hồi cây như các enzim kích kháng, điều hoà sinh trưởng; kết hợp với xử lý bằng các chế phẩm sinh học như nấm đối kháng Trichoderma .sp, nấm rễ Mycorrhizae, nấm đối kháng và tiêu diệt tuyến trùng như Paecilomyces lilacinus khi chúng ta xử lý các loại nấm này sẽ hạn chế được rất nhiều các bệnh về nấm gây ra như chết nhanh, chết chậm, lở cổ rễ, xì mủ thối thân…
Lưu ý:
- Trong giai đoạn cây mang trái hạn chế sử dụng thuốc hoá học, không sử dụng quá liều lượng.
- Trong giai đoạn xử lý thuốc hạn chế bón phân gốc vì lúc này hệ rễ đã hư hại nghiêm trọng chỉ sử dụng phân bón qua lá để cây nhanh hấp thu.
- Không tiến hành cắt tỉa cây.
- Đối với các trường hợp cây đang mang trái để bảo vệ cây nên cắt bỏ toàn bộ trái tránh cho cây bị mất sức và chất lượng trái lúc này cũng không đạt chất lượng.
- Khi phát hiện tuyến trùng nên khoanh vùng xử lý kịp thời, nhất là việc kiểm soát sự lây lan qua nguồn nước.
- Tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục.
Kính chúc bà con nông dân thành công !
(NHT) _ CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc