HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY NHÃN GIAI ĐOẠN KINH DOANH
Cây nhãn là cây ưa ánh sáng mạnh, thường sống ở những nơi có nhiệt độ cao từ 25 – 350 C. Nhãn là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ đọng nước. Cây nhãn không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Hiện nay có rất nhiều loại nhãn được trồng trong đó phải kể đến một số giống nhãn có giá trị kinh tế cao như: nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tím và nhãn Ido… được trồng nhiều do nhãn này cho năng suất cao phù hợp với nhu cầu thị trường.
1. Bón phân cho cây nhãn
* Liều lượng phân bón tính theo tuổi cây (kg/năm)
Loại phân |
Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm) |
||
Cây 4 - 6 tuổi |
Cây 7 – 10 tuổi |
Cây trên 10 tuổi |
|
- Phân vi sinh - Đạm urê - Supe lân - Kali sulphate (K2SO4) |
1,5 - 2,0 0,5 - 0,7 1,0 - 1,5 0,8 – 1,0 |
2,0 - 3,0 1,0 - 1,2 2,0 - 2,5 1,5 - 2,0 |
4,0 - 5 1,5 - 1,7 3,0 - 3,5 2,0 - 2,5 |
2. Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 lần bón trong năm.
- Lần 1: Bón thúc hoa. Bón 30% phân đạm, 20% kali và 20% phân lân.
- Lần 2: Bón thúc quả. Bón 40% phân đạm và 40% phân kali.
- Lần 3: Bón sau thu hoạch quả toàn bộ lượng phân vi sinh, 80% phân lân và lượng phân đạm, kali còn lại.
* Cách bón: Đất ẩm, rải phân theo hình chiếu tán cách gốc 50 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân.
3. Cắt tỉa:
- Đợt 1: Cắt tỉa sau khi thu hoạch tỉa bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau và cành trên đỉnh tán nhằm tạo cho tán có độ thông thoáng và các cành đều hướng ra ngoài tán.
- Đợt 2: Tỉa thưa lộc, tỉa bỏ những cành lộc mọc quá dày. Mỗi cành giữ lại 2 - 3 lộc to, khỏe, phân bố đều để làm cành mẹ cho vụ sau.
- Đợt 3: Tỉa thưa hoa, tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ và mọc chen chúc nhau. Đối với những chùm hoa giữ lại, tỉa bỏ 1 - 3 nhánh hoa ở gốc chùm hoa trước khi nụ hoa nở. Đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành quá yếu.
- Đợt 4: Tỉa thưa quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp, cành ít quả và những cành mọc quá dày.
4. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa đậu quả.
4.1. Xử lý ra hoa
* Khoanh vỏ: khi các cơi đọt đã thành thục. Dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ của cành cấp 1 hoặc cấp 2, vết khoanh rộng 0,2 - 0,3 cm.
* Phun Ethrel với nồng độ 400 ppm ướt toàn bộ tán cây khi trời râm mát.
* Tưới KCLO3: Lượng KCLO3 áp dụng cho mỗi cây là 120 g (cây 7 - 8 năm tuổi) hoà vào 10 lít nước, khuấy đều cho tan hết và tưới đều xung quanh hình chiếu tán cây. Tưới nước giữ ẩm liên tục trong 7 - 10 ngày .
4.2 Tăng đậu quả: Phun các loại phân bón lá có chứa hàm lượng lân cao, kali cao, bổ sung các chất trung vi lượng đặc biệt là nguyên tố Canxi, Boron (Bo) bắt đầu từ khi cây nhú lộc. Phun lần 2 khi cây bắt đầu nhú mầm hoa.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại chính
5.1. Bọ xít nâu, rệp hại hoa và quả non:
Sử dụng thuốc hoá học như: Supracide 0,2 - 0,3%, Trebon 0,15 - 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu từ 7 -10 ngày.
5.2. Sâu tiện vỏ và sâu đục thân
Thường xuyên theo dõi vườn cây, khi thấy xuất hiện lớp mùn cưa đùn ra ở thân cây thì tìm lỗ đục để bắt sâu non. Có thể bắt thủ công bằng gai mây, dây thép hoặc sử dụng một số loại thuốc như: Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% bơm vào các vết đục để diệt sâu non. Sau khi thu hoạch quả cần vệ sinh vườn cây, quét vôi vào gốc cây để hạn chế trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở của thân cây.
5.3. Bệnh chổi rồng: Xuất hiện ở chồi non, lá, chùm hoa làm cho lá non xoăn lại, chùm hoa sun lại không nở được, dần dần lá và hoa sẽ bị rụng.
Cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt để tránh lây lan ngay khi bệnh mới xuất hiện. Tăng cường thâm canh để tăng khả năng chống bệnh của cây. Phun thuốc phòng trừ nhện, rầy nâu, rầy chổng cánh và các đối tượng chích hút khác để hạn chế trung gian truyền bệnh.
5.4. Bệnh mốc sương
Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng.
Phun Rhidomil, Boocdo , Oxyclorua đồng …. Phun lần 1 khi cây ra giò hoa và phun lần 2 khi hoa nở 5 - 7 ngày.
* Một số lưu ý trong quá trìnhchăm sóc cho cây nhãn giai đoạn kinh doanh:
- Nên chia lượng phân bón thành nhiều lần giúp cây hấp thu tốt và giảm lượng phân bón thất thoát gây lãng phí .
- Không nên lạm dụng các sản phẩm kích thích ra hoa hoặc kích thích ra hoa trái vụ đối với các vườn cây < 6 năm tuổi, không tăng liều lượng so với khuyến cáo sẽ làm cây lờn thuốc khó xử lý cho các vụ sau.
- Nên sử dụng phân bón Kali Sulphate giúp tăng chất lượng quả và giảm tác động đến môi trường đất nhất là các khu vực trồng nhãn thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi có lượng phèn, mặn cao trong mùa khô.
- Trong thời gian cây trổ bông tuyệt đối không phun các loại thuốc hoá học hay chất kích thích. Sau khi cây đậu trái xong mới bắt đầu phun thuốc phòng nấm và các loại côn trùng. Để phòng chống dơi, côn trùng ăn quả thì nên bao trái bằng túi lưới, túi vải.
- Khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời điểm mùa khô từ tháng 1 – tháng 3 thường có tình trạng xâm nhập mặn bà con nên chú ý đo độ mặn của nước tưới cho cây nhãn. Tăng cường sử dụng các chế phẩm giải độc phèn, mặn, kích thích bộ rễ cây phát triển mạnh như: acid humic, các loại acid amin, amino acid, tăng cường sử dụng phân bón qua lá, phân hữu cơ bón cho cây.
(NHT)- CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc