KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY NHÃN
Tên khoa học: Dimocarpus longan, nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn.
Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ...
Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn
Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón cho cây nhãn vừa làm tăng năng suất vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Đạm là yếu tố quan trọng nhất giúp cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm; kế đến là kali và lân. Ngoài ra nhãn còn cần các chất trung và vi lượng như Mg, Ca, S, Si, Bo, Zn, Fe, Cu, Mo, Co, …
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, với vườn nhãn nhiều năm tuổi khi cây cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón bù lại với lượng phân 4,3kg Urê + 6,2kg Super lân + 3,3kg kali sulphate (K2SO4) (tương đương với 2kg N + 1kg P¬¬2O5 + 2kg K2O).
Kỹ thuật bón phân
Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lân thấp hơn và bón đủ trung vi lượng. Tùy loại đất và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây nhãn có thể bón lượng phân khác nhau
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Bón lót trước khi trồng: 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai + 1kg Super lân.
Bón thúc: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:
Năm thứ nhất: 0.1kg ure + 0.3kg super lân + 0.15kg kali sulphate (K2SO4)
Năm thứ hai: 0.15kg ure + 0.4kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4)
Năm thứ ba: 0.2kg ure + 0.55kg super lân + 0.25kg kali sulphate (K2SO4)
Lượng phân trên được chia làm 4 lần bón, cach 3 tháng bón 1 lần, mỗi năm cần bón thêm 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục vào đầu mùa mưa
Giai đoạn kinh doanh
Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây
Từ năm 4 – 6: 0.9kg ure + 1kg super lân + 0.7kg kali sulphate (K2SO4) chia làm 4 lần bón
Bón phân lần 1 (Sau khi thu hoạch 1 tháng): 300g ure + 800g Super lân + 100g kali sulphate (K2SO4) + 20 - 30kg phân hữu cơ hoai mục. Đợt bón này giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch và chuẩn bị đợt lộc thu.
Bón phân lần 2 (trước khi ra hoa): 200g Urê + 200g Super lân+200 g kali sulphate (K2SO4) +. Đợt bón này nhằm thúc cây ra hoa và nuôi lộc xuân.
Bón phân lần 3 (Sau khi ra hoa, chuẩn bị đậu quả): 200g ure + 200g kali sulphate (K2SO4). Đợt bón này nhằm giúp cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả.
Bón phân lần 4 (Giai đoạn quả đang lớn): 200g ure+200g kali sulphate (K2SO4). Đợt bón này giúp quả mau lớn và chất lượng quả ngon.
Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều các loại phân và rải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.
Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây nhãn, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc