KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY MÃNG CẦU TA (CÂY NA)
Mãng cầu ta tên khoa học là Annona muricata, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng người ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng Caribe. Mãng cầu là một loại cây có tính thích ứng lớn, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Trái mãng cầu có độ ngọt cao, vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích. Giống: có 2 loại mãng cầu: dai và bở.
Mãng cầu bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt.
Mãng cầu dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của mãng cầu dai cao hơn mãng cầu bở.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây mãng cầu
Đạm
được các cây trồng sử dụng để tạo ra các axit amin, từ đó hình thành các protein, được tìm thấy trong nguyên sinh chất của tất cả các tế bào sống. Ngoài ra, N cần thiết cho chất diệp lục, axit nucleic và enzyme.
Lân
Giúp phát triển bộ rễ, gốc, thân. Lưu trữ và truyền năng luong5 bên trong thân cây ATP, ADP, NADPH.
Kali
Cần thiết trong giai đoạn cây ra hoa và nuôi quả, tăng vận chuyển đường bên trong thân cây, giúp trái to, tránh rụng hoa, quả.
Bón phân cho cây mãng cầu ta
Bón lót:
Bón 20 - 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây
Giai đoạn kiến thiết cơ bản
Năm 1: 20kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 170g ure + 500g super lân + 80g kali/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong.
Năm 2: 20kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 340g ure + 100g super lân + 160g kali/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong.
Giai đoạn kinh doanh
Năm 3: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 600g ure + 1.5kg super lân + 240g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 4: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 770g ure + 2.0kg super lân + 320g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 5: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 950g ure + 2.5kg super lân + 400g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 6: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 1.2kg ure + 3.0kg super lân + 480g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 7: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 1.37kg ure + 3.5kg super lân + 560g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 8: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 1.5kg ure + 4.0kg super lân + 640g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 9: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 1.7kg ure + 4.5kg super lân + 720g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm 10: 30kg phân chuồng bón trước mùa mưa hoặc sau khi thu trái. Phân hóa học cần bón trong giai đoạn này là 1.9kg ure + 4.5kg super lân + 720g kali sulphate (K2SO4)/gốc, chia làm 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi thu hoạch xong. Nếu muốn ngọt trái có thể bổ sung thêm 0.5kg kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Từ năm thứ 10 trở đi lượng phân bón không thay đổi.
Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây mãng cầu ta nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc