KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY MÍT
Cây mít tên khoa học là Artocarpus heterophyllus loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ở nước ta Mít được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thích hợp để chi phí đầu tư thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay có nhiều giống mít tốt như: Mít nghệ cao sản, Mít ruột đỏ…Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường. Kỹ thuật chăm sóc Mít chia ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau. Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây mít
Đạm
Rất cần thiết trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, giúp cây phát triển mạnh về thân, cành lá
Lân
Lân chủ yếu dùng bón lót, giúp cây phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi
Kali
Có vai trò quan trọng trong việc hình thành hoa và nuôi quả, hạn chế hình thành tầng rời khi ra hoa.
Lưu Huỳnh
Giúp tăng phẩm chất và hương vị
Bón phân cho cây mít
Bón lót trước khi trồng: Bón 10 – 15kg hữu cơ trên 1 gốc
Giai đoạn kiến thiết cơ bản
Năm thứ 1: Bón lần 1 bao gồm 10g ure + 30g super lân + 10g kali sulphate (K2SO4); lần 2 bao gồm 20g ure + 50g super lân + 10g kali sulphate (K2SO4); bón lần 3 bao gồm 30g ure + 60g super lân + 10g kali sulphate (K2SO4); bón lần 4 hỗn hợp phân gồm 30g ure + 80g super lân + 20g kali sulphate (K2SO4)/gốc. Bón đều trong năm, cách 3 tháng bón 1 lần.
Năm thứ 2: Bón lần 1 bao gồm 40g ure + 90g super lân + 20g kali sulphate (K2SO4); lần 2 bao gồm 50g ure + 110g super lân + 20g kali sulphate (K2SO4); bón lần 3 bao gồm 60g ure + 120g super lân + 20g kali sulphate (K2SO4); bón lần 4 bao gồm 60g ure + 140g super lân + 30g kali sulphate (K2SO4)/gốc. Bón đều trong năm, cách 3 tháng bón 1 lần.
Giai đoạn kinh doanh
Bón vào các thời kỳ: Trước khi ra hoa, đậu trái được 30 ngày, đậu trái được 75 ngày, sau khi thu hoạch xong.
Năm thứ 3: Bón trước khi ra hoa 110g ure + 310g super lân + 70g kali sulphate (K2SO4); đậu trái được 30 ngày bón 70g ure + 200g super lân + 40g kali sulphate (K2SO4); đậu trái được 75 ngày bón 70g ure + 200g super lân + 40g kali sulphate (K2SO4); sau khi thu hoạch xong bón 130g ure + 380g super lân + 120g kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm thứ 4: Bón trước khi ra hoa 150g ure + 440g super lân + 100g kali sulphate (K2SO4); đậu trái được 30 ngày bón 90g ure + 250g super lân + 60g kali sulphate (K2SO4); đậu trái được 75 ngày bón 90g ure + 250g super lân + 60g kali sulphate (K2SO4); sau khi thu hoạch xong bón 170g ure + 500g super lân + 120g kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Năm thứ 5: Bón trước khi ra hoa 200g ure + 560g super lân + 130g kali sulphate (K2SO4); đậu trái được 30 ngày bón 110g ure + 310g super lân + 70g kali sulphate (K2SO4); đậu trái được 75 ngày bón 110g ure + 310g super lân + 70g kali sulphate (K2SO4); sau khi thu hoạch xong bón 220g ure + 630g super lân + 140g kali sulphate (K2SO4)/gốc.
Lưu ý:
+ Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái.
+ Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.
+ Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, bằng các chế phẩm có bán trên trị trường để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.
– Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.
Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây mít nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc