Một số biện pháp canh tác giúp tăng hiệu quả và sử dụng tiết kiệm phân bón.
Như chúng ta đã biết thị trường phân bón 9 tháng đầu năm 2021 có sự biến động rất lớn; chưa bao giờ vụ Đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại phải đối mặt với nhiều thách thức như vụ Đông xuân 2021-2022. Mấy năm gần đây, vụ Đông xuân thường chỉ đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ xâm nhập mặn, hạn hán vào cuối vụ. Nhưng vụ đông xuân 2021-2022 người nông dân phải đối mặt với 4 thách thức lớn là: Đại dịch Covid-19, nguy cơ xâm nhập mặn, giá phân bón liên tục tăng cao và không thể đoán định được thị trường ở thời điểm bước vào thu hoạch rộ do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT và các địa phương ĐBSCL đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo sự thành công cho vụ lúa quan trọng nhất trong năm này như đẩy mạnh xuống giống sớm để phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán, tạo điều kiện cho nông dân ra đồng vừa sản xuất vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh…Với kinh nghiệm thành công từ những vụ đông xuân trước và tình hình xuống giống như hiện nay, có thể hy vọng sẽ lại có một vụ đông xuân thành công về mặt sản xuất. Tuy nhiên, với việc giá phân bón tăng phi mã như trong thời gian qua đã đặt ra một thách thức rất lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và nông dân sản xuất cây lúa nói riêng. Bởi trước đây, chi phí đầu tư cho phân bón chiếm khoảng 24% tổng chi phí sản xuất lúa. Với việc giá phân bón tăng liên tục, hiện tại chi phí cho phân bón có thể đã lên tới 40-50%
Để giải được bài toán về hiệu quả sản xuất cho người nông dân lại là một vấn đề nan giải và nằm ngoài khả năng của ngành nông nghiệp, nhất là khi giá các loại phân bón chủ lực như Urea, DAP, Kali… đang tăng không ngừng do tác động của thị trường phân bón thế giới và cước phí vận chuyển thì ngành phân bón trong nước cũng không thể tránh khỏi quy luật thị trường đó. Các giải pháp kỹ thuật nhằm giúp nông dân giảm chi phí sản xuất đã được ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố tích cực khuyến cáo, hướng dẫn cho nông dân như thay thế DAP bằng các phân đơn urea, phân lân nung chảy hoặc super lân, giảm lượng giống gieo sạ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lúa để bù lại phần trượt giá do các yếu tố đầu vào tăng cao.
Trong nội dung khuôn khổ bài viết dưới đây CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ xin chia sẻ một số giải pháp để giảm bớt lượng phân bón cho cây trồng mà vẫn đảm bảo ổn định được năng suất, chất lượng nông sản nhất là với người nông dân trồng lúa trong cả nước chịu tác động lớn nhất.
1.Đối với các loại cây trồng lâu năm, cây công nghiệp, cây ăn quả:
Đa phần các loại cây trồng này nông dân có thói quen sử dụng các loại phân bón chuyên dùng như: NP, NPK, DAP, KCl, K2SO4… các loại phân này thường có tỷ lệ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với từng đối tượng cây trồng; theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng, dễ sử dụng, tiết kiệm được thời gian, nhân lực. Nên giá thành cũng tương đối cao trong bối cảnh giá phân bón thế giới biến động như hiện nay.
- Giải pháp:
+ Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác như cải tạo đất, bón vôi để nâng cao pH đất là điều kiện lý tưởng cho cây sử dụng hiệu quả lượng phân đã bón, tạo điều kiện cho hệ sinh vật, vi sinh vật đất hoạt động mạnh giúp bộ rễ phát triển mạnh;
+ Tận dụng các nguồn phân hữu cơ sẵn có tại gia đình, địa phương như phân trâu bò, dê, heo, gà, cút… kết hợp với các phụ phẩm trong nông nghiệp: rơm rạ, bã mía, tro trấu, vỏ cà phê, cây phân xanh… để giảm lượng phân hoá học nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng;
+ Chia nhỏ lượng phân trong mỗi lần bón, tăng số lần bón cho cây/vụ để cây sử dụng hết lượng phân đã bón tránh gây thất thoát, lãng phí.
+ Đối với các loại cây trồng lấy hạt, lấy quả như: Cà phê, hồ tiêu, mắc ca, sầu riêng, cây ăn quả…căn cứ nhu cầu dinh dưỡng hàng năm của cây có thể chuyển qua sử dụng phân đơn (Ure, SA, KCl), phân trộn, trong một số giai đoạn nhất định. Có thể giảm lượng phân bón gốc cho cây; tăng cường sử dụng phân bón qua lá; Một số loại cây trồng có nhu cầu sử dụng Kali cao trong giai đoạn mang trái có thể sử dụng phân bón Kali sulphat (K2SO4) hoà tan phun cho cây với liều lượng 2,0-2,5 kg/phuy 220 lít nước; định kỳ 25-30 ngày/ lần.
+ Quản lý tốt khâu phòng trừ sâu bệnh hại; Tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh cải tạo đất, nấm đối kháng và phân giải các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cho cây sử dụng làm tăng hiệu quả phân bón, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
2. Trên cây lúa:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước nên nhu cầu sử dụng phân bón trong vụ Đông xuân là rất lớn, đa phần sử dụng các loại phân đơn, phân trộn (Ure, SA, Super lân, Kali). Ngoài các giải pháp kỹ thuật trên chúng tôi xin giới thiệu một giải pháp tiết kiệm phân bón nhưng vẫn đảm bảo năng suất trên cây lúa đã được khảo nghiệm tại một số vùng sản xuất lúa tại ĐBSCL và Đông nam bộ.
Theo kết quả báo cáo của Viện khoa học kỹ thuật Miền Nam thực hiện đề tài khoa học “ Nghiên cứu hiệu lực của phân phun qua lá K2SO4 tới năng suất lúa ở miền nam Việt Nam” cho kết quả như sau:
+ Sử dụng K2SO4 làm phân bón lá có xu hướng gia tăng số hạt chắc/bông;
+ Phun K2SO4 không ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo lức, gạo nguyên và gạo trắng của giống lúa nhưng có tác dụng làm giảm tỷ lệ bạc bụng từ 4,1 - 7,9%.
+ Khi bón gốc đầy đủ lượng NPK và có bổ sung K2SO4 phun qua lá đã cho năng suất lúa tăng từ 6,8 – 20,1% so với không phun K2SO4 qua lá.
Công thức phân bón cho cây lúa khu vực ĐBSCL khuyến cáo sử dụng kết hợp với phun K2SO4 qua lá:
100 kg N + 60kg P2O5 + 45 kg K2O + 3 kg K2SO4/ha tương đương với lượng phân đơn thương phẩm:
220 kg Ure + 375 kg Super lân + 75 kg KCl + 3 kg K2SO4
- Liều lượng và thời điểm phun phân bón lá K2SO4: Pha 25 gr/bình 8 lít phun vào các thời kỳ: làm đòng (35-38 ngày sau sạ); sau trổ (55-60 ngày sau sạ) và vào chắc (75 – 80 ngày sau sạ). Sử dụng 320 lít dung dịch phân bón/ha/lần phun.
Trong bối cảnh thị trường phân bón đầy biến động như hiện nay một số đơn vị sản xuất lợi dụng kinh doanh các sản phẩm phân bón kém chất lượng, hàng nhái kiểu dáng, bao bì sản phẩm. Vì vậy người nông dân hãy là “Người tiêu dùng thông thái” nên lựa chọn những thương hiệu phân bón có uy tín trên thị trường để tránh “ Tiền mất- Tật mang”
FERTISOP _ Kính chúc quý bà con nông dân một vụ mùa bội thu !
(NHT) _ CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ .
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc