Phần 2: Hướng Dẫn Chăm Sóc Buồng Chuối Già Nam Mỹ
- Quy Trình Chăm Sóc Buồng:
1. Chích bắp:
Cách nhận diện: Phát hiện lá bắp bằng mắt thường, lá bắp thường ngắn hơn so với lá bình thường.
- Tiến hành chích bắp nhằm ngăn ngừa côn trùng phá hoại bắp trước khi trổ hẳn ra ngoài.
- Thời điểm tiến hành: Khi bắp trổ được 2/3 so với hình dạng thật của bắp (trong điều kiện bình thường, khoảng 5 - 7 ngày sau khi lá bắp xuất hiện);
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Chích ở vị trí cách điểm đầu của bắp 10 - 12 cm, nghiêng mũi kim 45 độ, chích từ dưới lên.
+Liều lượng chích: 60ml - 80 ml/bắp;
+ Sử dụng thuốc: Confidor 100SL, Actara 25WG, Regent 5SC, Sairifos 585EC, Cloferan 240SC,….
- Khi chích bắp, dùng dây màu để đánh dấu, quy định 1 tuần 1màu (12 tuần 12 màu)
- Khi đủ 12 màu thì quay vòng lại.
2. Vặt râu:
- Vặt râu được chia làm 2 lần:
+ Lần 1: Sau khi chích bắp 10 ngày thì tiến hành bẻ râu lần 1, thông thường buồng đã ra được 4 nải có thể bẻ râu (chỉ bẻ các nải có râu bắt đầu chuyển qua màu nâu cánh gián, xuất hiện đường nứt ranh giữa râu và đầu quả);
+ Lần 2: Tiến hành bẻ râu các nải còn lại, thời gian bẻ râu cách lần thứ nhất cao nhất 5 ngày.
- Bẻ râu khi nải chuối còn hướng xuống dưới, khoảng cách giữa trục buồng với nải tạo 1 góc 60 độ.
- Yêu cầu kỹ Thuật:
+ Trước khi bẻ râu, dùng báo hoặc lá chuối che nải kế cận ở phía dưới nhằm tránh mủ chảy xuống dính lên quả của nải dưới;
+ Vặt râu theo từng hàng quả trên nải chuối và bẻ từ nải dưới lên nải trên;
+ Động tác bẻ râu: Sử dụng cả bàn tay, nắm lấy râu trên đầu quả và bẻ từ dưới lên trên.
+ Sau khi bẻ, dùng giấy vệ sinh thấm mủ ở đầu trái và dán theo từng hàng quả của nải chuối để tránh mủ chảy ra dính lên các trái của nải khác.
3. Tỉa trái, định nải:
- Tỉa trái:
+ Cần loại bỏ bớt trái để trên một nải có khoảng 28 trái đối với những nải lớn hơn 28 trái;
+ Loại bỏ những trái xấu, không thẳng hàng, trái ba cạnh, trái dính nhau.
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Ba nải trên cùng luôn bỏ hai trái bìa nằm ngoài cùng của nải;
+ Khi bẻ, không để sót lại cuống chuối, chèn giấy thấm mủ vào vết bẻ để tránh mủ dây ra các hàng dưới, nải dưới.
- Định nải:
+ Tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mà tiến hành định nải cho phù hợp, nhưng thông thường từ 7 - 10 nải trên một buồng chuối.
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Khi tiến hành định nải, nải cuối cùng tỉa bỏ hết trái, chỉ chừa lại 1 - 2 trái ở bìa hoặc giữa nải (trái hãm).
4. Phun Buồng:
- Phun buồng được tiến hành sau khi vặt râu lần 1 và lần 2 khoảng 30 phút.
- Trước khi bao buồng, cần sử dụng các loại thuốc để phun phòng trừ nấm, khuẩn và côn trùng chích hút gây hại.
- Khi phun buồng, các loại thuốc được sử dụng luân phiên nhau tránh hiện tượng kháng thuốc.
- Phương pháp phun: Phun theo hình chữ U hai lần ngược nhau sao cho ướt các mặt của nải và cả buồng chuối.
- Sử dụng các loại thuốc như: Anvil 5SC, Score 250 EC, Ridomil gold 68 WG, Actara 25 WG, Decis 2.5 EC, Confidor 100SL, Jiatop 70 WP. Kết hợp giữa thuốc trừ sâu và thuốc bệnh để phun buồng.
5. Chống đổ ngã:
- Tiến hành chống đổ khi chuối bắt đầu trổ buồng và xác định được hướng đổ của buồng.
- Có nhiều phương pháp chống đổ:
+ Chống đổ bằng le chống;
+ Chống đổ bằng dây chuyên dụng;
+ Chống đổ bằng dây cáp
6. Bẻ bắp:
- Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ khi hoa trổ hết. Ngắt bỏ hoa đực để tránh ảnh hưởng những nải chuối mình đã để ở trên.
- Tiến hành bẻ bắp khoảng sau 22 ngày kể từ ngày chích bắp.
- Bẻ ở vị trí cách trái hãm 10 - 15 cm và lúc cuống chuối đã chuyển sang màu xanh đậm nhằm tránh hiện tượng mủ chảy nhiều, thối đen cồi vào nải chuối cuối cùng cũng như thuận tiện cho công việc sau này.
7. Bao nải, chèn nải:
- Bao nải để định hình cho nải, tạo tính thẩm mỹ, độ đồng đều cho nải, chống côn trùng.
- Tiến hành bao nải sau khi đã hoàn tất vặt râu, tỉa trái, định nải, phun buồng, khi đó nải chuối cuối cùng bắt đầu cong lên so với trục buồng.
8. Bao nilong xanh:
- Bọc bao nilong xanh đã đục lỗ bên ngoài để bao buồng, chống côn trùng gây hại;
- Tạo vi khí hẩu trong buồng chuồng: làm tăng nhiệt độ, tạo ngưỡng nhiệt tối ưu, hấp thụ bớt tia cực tím…
- Sau khi cột cố định xong, tiến hành cột 1 góc bao nilong ở phía dưới lại, (vẫn để hở 1 khoảng phía dưới) để tránh gió thổi làm tốc bao lên trên.
9. Bao chống nắng:
- Đối với các buồng nằm sát đường chính, hàng đường bao lô, đường 6m thường bị ánh nắng chiếu trực tiếp, dễ gây rám quả, nên cần tiến hành bao chống nắng;
- Sử dụng bao mềm, không thấm nước.
- Bao ở bên ngoài cùng, cố định bằng cách cột ở cuống buồng phía trên vị trí đã cột bao nilong xanh cách 10 - 15 cm;
- Bao về hướng bị nắng chiếu.
Mọi thắc mắc xin liên hệ phòng kỹ thuật nông nghiệp SOP Phú Mỹ: 0989.332.163 (Mr. Quốc)
(NTQ – PHÒNG KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP – CTY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc