QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY BƠ CAO SẢN
Trong canh tác nông nghiệp nói chung việc chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện ngoại cảnh: thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng là rất quan trọng. Đối với canh tác cây bơ; chọn giống bơ phù hợp điều kiện sinh thái và phù hợp với yêu cầu thị trường là nhân tố quyết định cho thành công lâu dài bền vững của vườn bơ kinh doanh thương mại sau này.
CÁC GIỐNG BƠ HIỆN NAY NẰM TRONG 3 CHỦNG CHÍNH SAU ĐÂY:
Chủng Mexican: Có nguồn gốc từ núi cao của Mexico, chịu lạnh cao nhất. Nhược điểm của chủng này là quả nhỏ, vỏ quả mềm và hạt tương đối lớn. Con lai được chọn lọc từ chủng này là những giống có giá trị, ví dụ: giống Fuerte và giống Zutano, đây là những con lai giữa Mexican và Guatemalan, kích thước quả của chúng vừa phải, vỏ quả nhẵn.
Chủng Guatemalan: Có nguồn gốc từ vùng cao nguyên của Mexico, ít chịu lạnh hơn so với chủng Mexican. Các giống của chủng này như Hayes, Hopkins và Hass, thường quả khá lớn, vỏ dày, thô ráp và sần sùi, vỏ qủa trưởng thành màu xanh lục đến nâu đen. Hạt nhỏ và gắn chặt với thịt quả. Chất lượng ngon.
Chủng West Indian: Thích hợp ở những vùng nóng có cao độ thấp và ẩm độ không khí cao. Quả thường khá lớn, vỏ hơi mỏng nhưng khá dai, ngoại hình đẹp. Những giống được trồng phổ biến là Pollock, Booth và Simmonds.
Các giống bơ thuộc 3 chủng trên được nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 1950, trồng ở những vùng có cao độ dưới 800m. Do đó những cây bơ hiện nay trong sản xuất phần lớn thuộc chủng Guatemalan, West Indian hoặc là những con lai giữa 2 chủng này. Do gây trồng từ hạt qua vài thế hệ nên không còn giữ nguyên những đặc tính giống và do đó không thể đối chiếu với tên của giống gốc khi nhập nội.
CÁC GIỐNG BƠ PHỔ BIẾN HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC TRỒNG TẠI VIỆT NAM:
Giống trong nước: Đó là những cây đầu dòng được chọn tạo đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lọc, nhân vô tính bằng phương pháp ghép để cung cấp giống cho sản xuất. Giống được mang tên, ký hiệu do các cơ quan nghiên cứu giống trong nước công nhận như: BLD/05, BLD/034; BLD/036….. được công nhận và phát triển nhiều tại khu vực Lâm Đồng trong đó phải kể đến giống bơ BLD/034 có giá trị kinh tế rất cao.
Giống nhập ngoại: Hiện có khoảng 10 giống mới nhập ngoại trong khoảng 5-7 năm gần đây đang được nghiên cứu khảo nghiệm, trong đó có nhiều giống thương mại nổi tiếng khắp thế giới như Hass, Fuerte, Ettinger, Reed, Booth7…. Giống Booth7, Hass hiện đang được khuyến cáo trồng ở Tây nguyên trên những vùng có cao độ 800m.
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:
- Độ cao: Cây bơ có thể trồng ở độ cao dưới 2.700m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng chậm ra hoa kết quả, phẩm chất quả bơ thay đổi theo khí hậu và độ cao của các vùng khác nhau. Thích hợp nhất ở độ cao từ 700m – 1.000m so với mực nước biển.
- Nhiệt độ: Thích hợp từ 12-280C, cây bơ có thể chịu nhiệt độ lạnh – 7 0C, thậm chí - 10 0C. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antilles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây; Đặc biệt sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15-200C và ban ngày là 200C – 250C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi.
- Ẩm độ: Cây bơ không yêu cầu ẩm độ cao, nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 - 1.500mm, độ ẩm 80-85%. Đặc biệt lúc trổ hoa và tượng trái cần ẩm độ cao, nhưng gặp trời mưa dầm, mưa to thì quá trình thụ phấn không bình thường vì nước mưa sẽ cuốn trôi hạt phấn, hoa sẽ rụng nhiều. Ngoài ra sự khô hạn cũng gây bất lợi cho quá trình hình thành trái, làm rụng quả non nhiều. Hầu hết các giống bơ đều nhạy cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm cao, thoát nước kém.
- Đất đai: Có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng, phủ hợp nhất là đất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, có mạch nước ngầm sâu hơn 2m, pH thích hợp 5-7, bơ không ưa đất quá chua hoặc quá kiềm. Ở những đất có pH quá cao, nhiều yếu tố kim loại bị giữ lại trong đất làm cây không hấp thu được. Cây bơ mọc tốt hơn ở đất trung tính hay kiềm so với đất chua trung bình hay rất chua.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Giống bơ: Hiện nay phần lớn cây bơ được trồng từ giống ghép. Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng:
- Đường kính thân: Trên 0,6 cm
- Chiều cao: Từ 40 cm đến 60 cm
- Tuổi cây: Từ 3 đến 4 tháng kể từ ngày ghép, có từ 6 lá
- Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, ko sâu bệnh, vết ghép hoàn chỉnh.
2. Mật độ và khoảng cách trồng thuần: Khoảng cách 7 x 8m, mật độ 178 cây/ ha (trồng xen trong vườn cây công nghiệp mật độ khoảng 80-100 cây/ha).
3. Kỹ thuật trồng: Chọn đất thoát nước tốt, làm đất và đào hố trước khi trồng 3-4 tháng để đất kịp ải. Đào hố theo quy cách: 60x60x60cm.
Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 6- tháng 8 dương lịch.
4. Kỹ thuật chăm sóc: Sau trồng một tháng, kiểm tra cây chết, cây yếu để trồng dặm, tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, tủ cỏ khô quanh gốc để giữ ẩm. Giai đoạn còn nhỏ, bộ rễ bơ ăn cạn, vấn đề tưới nước giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để hạn chế cây bơ bị chết do nóng khô vào mùa nắng nhất là những vườn bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun và lưu ý không nên tưới quá đẫm vào bồn gốc. Thời kỳ kinh doanh cần tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển khỏe; nhất là tháng 11-12 cần tưới để cây tăng khả năng ra hoa và kết quả.
5. Bón phân:
Thời kỳ bón |
Lượng nguyên chất /năm (kg/cây) |
Số lần bón/năm |
|||
KTCB |
Hữu cơ (kg/cây) |
N |
P2O5 |
K2O |
|
15-30 |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
Bón 3 lần |
|
Thời kỳ kinh doanh (> 5 tuổi) |
30-50 |
0,5 |
0,25 |
0,5 |
Bón 3 lần |
Lượng phân nguyên chất quy ra thương phẩm như sau:
Thời kỳ bón |
Lượng nguyên chất /năm (kg/cây) |
Số lần bón/năm |
|||
KTCB |
Hữu cơ (kg/cây) |
N |
P2O5 |
KCl |
|
15-30 |
0,2 |
0,6 |
0,2 |
Bón 3 lần |
|
Thời kỳ kinh doanh (> 5 tuổi) |
30-50 |
1,1 |
1,6 |
0,8 |
Bón 3 lần |
Bón phân lót: Dùng phân chuồng hoai đã xử lý, bón lót 15-30 kg/hố, kết hợp với 0,5-1 kg phân lân và 0,5 kg vôi đảo đều trước trồng 10-15 ngày.
- Thời kỳ KTCB bón phân N – P – K theo tỷ lệ 1:1:1
- Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 5 trở đi phân vô cơ bón 3 lần/năm, bón N- P - K theo tỷ lệ 2:1:2 và phân hữu cơ vào sau vụ thu hoạch. Nếu chủ động được nguồn nước tưới cho cây bơ thì có thể chia làm nhiều lần bón cây sẽ hấp thu tốt hơn (4-5 lần).
Tùy theo tình hình sinh trưởng và năng suất của cây có thể bón tăng lượng phân hoặc số lần bón cho cây tránh trường hợp cây bị suy kiệt sau mỗi chu kỳ kinh doanh của cây.
Cây bơ không yêu cầu cao về loại phân Kali bón cho cây hàng năm; có thể sử dụng phân Kali clorua (KCl). Tuy nhiên để có chất lượng quả cao nên sử dụng phân bón Kali sulphate (K2SO4) trong thời kỳ kinh doanh vào thời điểm sau khi đậu trái 02 tháng và trước thu hoạch 01 tháng để chất lượng trái ngon hơn, giúp cho trái bơ nặng trái, dẻo, béo hơn. Liều lượng 0,5kg/cây/lần bón.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI:
1. Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ: Sâu cuốn lá, sâu cắn lá, rầy bông, rệp sáp, rệp mềm ... Sử dụng các loại thuốc sâu hiện có bán trên thị trường để phòng trừ.
2. Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ: bệnh thối rễ; bệnh đốm lá; bệnh khô cành, bệnh héo rũ, nấm hồng…Dùng các loại thuốc trừ nấm như: Thiophanate - Methy, Difenoconazole (Tiltsuper, Soore), Cholorothalonil (Daconil), Propineb (Antracol), Carbendazim; Aliete; Validacin. Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét Sulfate đồng - vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.
V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN:
Căn cứ vào sự đổi màu của vỏ quả hoặc cầm quả lắc nhẹ nghe tiếng va đập của hạt vào thành quả là thu được. Thời gian chín của trái bơ từ khi đậu trái đến thu hoạch dao động từ 5-8 tháng tuỳ theo giống và điều kiện chăm sóc, thời tiết.
(NHT) - PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
(Tài liệu có tham khảo quy trình canh tác cây bơ của Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc