QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY HÀNH – TỎI
Hành, tỏi là loại cây gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của đại đa số người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng làm tăng hương vị món ăn thì nó còn có tác dụng trong y học hiện đại cũng như trong đông y, các hoạt chất (Allicin, Liallyl sulfide, ajoene) có trong tỏi có tác dụng phòng ngừa ung thư, trị cảm cúm, hạ huyết áp, giảm đau xương khớp, giảm cholesterol, giảm bệnh đường ruột…
Ở Việt Nam một số vùng trồng hành, tỏi nổi tiếng phải kể đến như tỏi Lý Sơn, Phan Rang, Khánh Hoà, Bắc Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Lâm Đồng…
Là loại cây trồng tương đối dễ thích nghi, dễ trồng và chăm sóc; Tuy nhiên để cây hành, tỏi đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế thì trong quá trình canh tác bà con nông dân cần nắm được quy trình canh tác đặc biệt là quy trình bón phân để chất lượng củ đạt tốt nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ xin giới thiệu tới bà con nông dân quy trình sử dụng phân bón Kali Sulphate (K2SO4 ) trên cây hành, tỏi như sau:
- Vai trò của Kali (K2O) và Lưu huỳnh (S) đối với cây hành, tỏi có trong sản phẩm Kali sulphate (K2SO4):
- Giúp tăng khả năng quang hợp, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tăng khả năng chịu hạn, phèn, mặn, cứng cây, chống đổ ngã, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
* Là sản phẩm không chứa gốc Clo nên ưu điểm vượt trội khi sử dụng K2SO4 trên cây hành, tỏi đó là:
- Giúp cho cây hành, tỏi nặng ký, tăng năng suất củ.
- Giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình sơ chế, tồn trữ.
- Kéo dài thời gian bảo quản được lâu hơn.
- Đặc biệt nguyên tố Lưu huỳnh (S) có trong sản phẩm làm tăng hàm lượng tinh dầu giúp cho chất lượng củ có mùi vị cay nồng, thơm đặc trưng của giống.
2. Thành phần dinh dưỡng: Kali (K 2O): 50% Lưu huỳnh (S): 18%
Có thể dễ dàng phối trộn với phân bón vô cơ, hữu cơ cùng lúc bón cho cây trồng hoặc dùng để hoà nước tưới gốc, phun xịt trên lá giúp cây chống đổ ngã, tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh, tăng năng suất củ.
3. Quy trình bón phân cho cây hành tỏi:
3.1. Liều lượng phân bón cho cây hành, tỏi/ vụ/1.000m2:
Phân hữu cơ hoai mục: 1,5 - 2 tấn; vôi: 50 kg; super lân: 60 - 70 kg.
Ure: 33 - 35kg; Kali sulphate (K2SO4): 90 kg
Bón lót toàng bộ phân chuồng, lân, vôi.
Lượng phân còn lại chia làm 3 lần bón:
Thời điểm bón |
Loại phân bón |
Liều lượng (kg/lần bón) |
Lần 1 (15 ngày sau trồng) |
Ure |
10 |
|
Kali sulphate (K2SO4) |
15 |
Lần 2 ( 35 ngày sau trồng) |
Ure |
10 |
|
Kali sulphate (K2SO4) |
30 |
Lần 3 ( 60 ngày sau trồng) |
Ure |
15 |
|
Kali sulphate (K2SO4) |
45 |
3.2 Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc cây hành, tỏi:
Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân kali clorua (KCl), nếu có sử dụng chỉ sử dùng vào giai đoạn đầu sinh trưởng của cây hành, tỏi (lần bón thứ nhất).
Đối với loại đất có thành phần cát cao, hàm lượng mùn, hữu cơ thấp thì chia làm 4 lần bón chính nhưng lần bón cuối nên kết thúc sớm trước 70 ngày sau khi trồng. Thời tiết mưa nhiều thì bón bổ sung thêm kali sulphate giúp cứng cây, chống đổ ngã và chắc củ, không nên bón dư đạm.
Cây hành, tỏi rất cần các nguyên tố trung, vi lượng Ca, S, Cu, Bo, Mn, Zn, Mo… (nhất là Ca và S), nếu thấy ruộng hành, tỏi phát triển kém, đầu lá khô hoặc cong queo thì dùng phân bón lá trung, vi lượng + 100 gram K2SO4 pha bình 16 lít phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Thời kỳ sau trồng 70 ngày, hành, tỏi bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”. tăng cường thêm Kali sulphate (K2SO4) để giúp cây xuống củ thuận lợi.
Kiểm soát tốt lượng nước tưới, ẩm độ cho cây; Giai đoạn đầu nên duy trì ẩm độ ở mức 80% , giai đoạn hành vô củ thì giảm dần lượng nước tưới và duy trì ẩm độ 60% cho đến khi gần thu hoạch.
Bệnh hại chính trên cây hành tỏi chủ yếu là các loại nấm bệnh như đốm lá, lở cổ rễ, sương mai, thối nhũn. Cần chú ý phòng trừ bằng các loại thuốc như Propinep, Pencycuron, Validamycin(trừ bệnh lở cổ rễ); Zineb hoặc Mancozeb + Metalaxyl hay Iprovalicard + Propineb (trừ nấm sương mai); Các hoạt chất kháng sinh như Kasugamycin, Ningnanmycin hay Eugenol phòng bệnh thối nhũn.
4. Thu hoạch:
Khi lá gốc bắt đầu tàn, chóp lá chuyển khô thì có thể tiến hành thu hoạch, trung bình thời gian sinh trưởng của hành tỏi vào khoảng 125 – 130 ngày tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết.
Kính chúc bà con nông dân thành công./.
(NHT)- PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc