QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN K2SO4 (KALI SULPHATE) TRÊN CÂY BƯỞI (CAM, QUÝT)
Cây bưởi là một trong 12 loại trái cây chủ lực có giá trị kinh tế cao được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào quy hoạch định hướng phát triển. Hiện nay diện tích cây có múi cả nước vào khoảng 157.400 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu long, Đông Nam bộ và vùng núi Trung du Bắc bộ.
Tuy nhiên việc phát triển quá mức diện tích cây có múi tiềm ẩn nhiều rủi ro, một trong số đó là việc nông dân chạy theo phong trào khi chưa nắm được quy trình canh tác để sản xuất ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Để giúp bà con nông dân sản xuất cây có múi đạt được hiệu quả kinh tế cao Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ xin hướng dẫn quy trình bón phân cho cây Bưởi như sau:
1. Vai trò của Kali (K2O) và Lưu huỳnh (S) với cây trồng:
- Giúp kích hoạt các phản ứng tổng hợp protein, tăng khả năng quang hợp, cấu thành đường, tinh bột, hình thành các aminoacid, enzim, điều hòa lưu thông nước, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Giúp cây trồng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường: chịu rét, hạn, mặn, tăng khả năng quang hợp.
- Kích thích ra hoa, trổ đều, chín tập trung, chống đổ ngã, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng thời gian tồn trữ bảo quản nông sản.
2. Tính năng của sản phẩm kali sulphate (K2SO4):
- Cung cấp dưỡng chất quan trọng Kali tan gốc Sulphate (SO4), Lưu huỳnh cây trồng hấp thu qua rễ, lá.
- Bón Kali tan gốc Sulphate (SO4) đúng thời điểm giúp cây cứng chắc, hạn chế đỗ ngã, kích thích trổ hoa đồng loạt, giảm rụng hoa, trái non, quả sáng bóng đẹp, tăng độ ngọt, tăng năng suất chất lượng nông sản.
- Cây ăn trái (cam, quýt, bưởi, nho, thanh long, …): quả no tròn mọng nước, hạn chế hiện tượng chai múi, khô múi, vị ngon ngọt, mẫu mã đẹp.
- Nâng cao sức chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, chịu úng, chịu rét, tăng sức đề kháng cho cây trồng.
- Đặc biệt trên cây có múi nguyên tố lưu huỳnh (S) rất quan trọng trong việc hình thành lượng tinh dầu tại lá và trái sẽ hạn chế được hiện tượng nám trái, nám lá trong điều kiện nắng nóng kéo dài.
- Có thể phối trộn với phân bón vô cơ, hữu cơ cùng lúc bón cho cây trồng.
3. Thành phần dinh dưỡng: K2Ohh: 50% S: 18%
4. Hướng dẫn sử dụng phân bón K2SO4 trên cây bưởi thời kỳ kinh doanh:
Cây bưởi là cây trồng tương đối phàm ăn, nhu cầu dinh dưỡng cây cần tương đối cao đầy đủ và liên tục, nếu chúng ta không bổ sung kịp thời hoặc để cây đói ăn thì cây rất nhanh xuống sức và giảm năng suất rõ rệt. Ngoài các thành phần dinh dưỡng đa lượng cây cần một lượng lớn nguyên tố trung lượng là Lưu huỳnh (S) cho việc hình thành tinh dầu ở lá và trái giúp cho cây hạn chế được tình trạng vàng lá, nám lá, nám trái.
Lượng phân bón cho cây bưởi dựa vào năng suất thực thu kg/cây/năm. Vôi: 300-500 kg/ha; phân hữu cơ hoai mục: 10-12 tấn/ha/năm.
Lượng phân hóa học bón cho cây bưởi bón theo bảng dưới đây: gr/cây/lần bón. Mỗi năm bón từ 6-8 lần.
Thời điểm bón phân |
Loại phân bón |
Liều lượng bón (gr/gốc) |
Sau thu hoạch trái |
NPK 20-10-10 |
500 |
Super lân |
900 |
|
Phân hữu cơ |
30 kg |
|
Trước ra hoa |
NPK 12-12-17 |
500 |
Kali Sulphate |
300 |
|
Sau đậu trái 1 tháng |
NPK 12-12-17 |
500 |
URE |
250 |
|
Sau đậu trái 3 tháng |
NPK 12-12-17 |
500 |
URE |
250 |
|
Supper lân |
900 |
|
Kali Sulphate |
300 |
|
Sau đậu trái 4 tháng |
NPK 10-27-17 |
500 |
Kali Sulphate |
300 |
|
Sau đậu trái 5 tháng |
NPK 17-17-17 |
500 |
Trước thu hoạch trái 1,5 tháng |
NPK 20-20-15 |
500 |
Kali sulphate |
300 |
Ngoài bón cân đối các thành phần dinh dưỡng đa lượng bà con nông dân nên bổ sung cân đối các chất trung vi lượng cần thiết cho cây như: Mg, Bo, Ca, Zn, Cu, Mg, Mn, Mo… để cây phát triển tốt đạt năng suất cao.
Một số lưu ý trong quá trình canh tác cây bưởi:
- Tùy theo tính chất đất, giống, mùa vụ, thời tiết, năng suất thực thu từng vụ, lượng phân bón có thể điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp.
- Bón phân khi đất đầy đủ độ ẩm, giúp phát huy hiệu lực phân bón.
- Bón phân theo đường kính tán lá giữa hai hàng cây tránh bón sát gốc.
- Trường hợp phun trên trái, tán lá nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát với tỷ lệ 50gr K2SO4/16 lít nước khi cây có biểu hiện thiếu hụt kali như: vàng lá, nám trái, sau khi thu hoạch xong, sau những đợt mưa kéo dài.
Trên đây là Quy trình bón phân cho cây bưởi dựa trên kết quả khảo nghiệm giữa Công Ty Cổ Phần SOP PHÚ MỸ và Viện Cây ăn quả Miền Nam trên các khu vực trồng bưởi tỉnh Bến Tre.
Kính chúc bà con nông dân một vụ mùa bội thu./.
(NHT) PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc