QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
(Citrullus lanatus)
Cây dưa hấu (họ bầu bí) là một loại cây ăn quả nhiệt đới rất phổ biến và giàu giá trị dinh dưỡng, được trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Hàng năm vụ dưa đông xuân chiếm diện tích lớn nhất do nhu cầu sử dụng trong nước dịp tết Nguyên Đán và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây dưa hấu khá ngắn (70-75 ngày) nên nông dân có thể tận dụng trồng 1 vụ dưa hấu sau đó trồng màu (bắp, đậu, mè…) ngay trên nền đất trồng dưa hấu.
I. Chuẩn bị đất:
- Đất trồng dưa phải được cày bừa kỹ sau đó lên líp: Líp đơn: rộng 2,5-3m, líp hàng đôi: 5-6m, rãnh líp rộng 30cm, sâu 2,5m theo hướng đông tây. Xử lý vôi bột với lượng 300kg – 400 kg/ha.
Sau khi lên líp tiến hành bón lót toàn bộ phân chuồng + Lân + thuốc trừ sâu Vicarben rồi tiến hành phủ màng nông nghiệp (mặt đen xuống dưới).
II. Chuẩn bị giống:
- Giống được ươm trong túi bầu nylon hoặc lá chuối, lá dừa cuộn sau khi cây con đạt 2 lá thật tiến hành xuống giống.
- Khoảng cách thích hợp là 2,5 - 3 m x 0,5 m (hàng cách hàng 2,5 - 3 m; cây cách cây 0,5 m); mật độ 6.500 - 9.000 cây/ha.
- Trồng cây lúc sáng sớm hoặc chiều mát; trồng xong tưới ẩm trong 3 ngày đầu tiên. Trồng xong tiến hành phun thuốc phòng bọ trĩ, sâu xám, sâu ăn lá…
III. Phân bón
Lượng phân bón tính cho 1 ha dưa hấu như sau: Tuỳ theo vùng, loại đất, thời vụ có thể tăng giảm cho phù hợp nhưng không quá 20%, đặc biệt là lượng đạm bón cho cây):
- Phân chuồng: 25-30 tấn/ha
- Ure: 80-150 kg/ha; Kali sulphate (K2SO4): 100-150 kg/ha.
- NPK 16-16-8: 200kg/ha
Bón phân cân đối giữa lượng Đạm và Kali, nên sử dụng phân Kali sulphate (K2SO4) thay thế cho phân Kali clorua (KCl) sẽ giúp trái phát triển nhanh mà không bị tình trạng bọng trái, nứt trái nhất là giai đoạn trái dưa hấu đang trong thời kỳ phát triển mạnh gặp thời tiết nắng nóng sẽ bị tình trạng trái nổ hàng loạt.
Loại phân bón |
Bón lót |
Bón thúc |
|||||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
Lần 4 |
Lần 5 |
Lần 6 |
||
Phân chuồng (tấn) |
25-30 |
|
|
|
|
|
|
Supper lân (kg) |
200 |
|
|
|
|
|
|
Ure (kg) |
|
20 |
30 |
30 |
30 |
20 |
20 |
Kali sulphate (kg) |
|
15 |
30 |
30 |
30 |
20 |
15 |
NPK 16-16-8 (kg) |
200 |
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Khi cây còn nhỏ 7-15 ngày bón lần 1 và 2 lượng phân bón nên hoà nước tưới gốc, các lần bón tiếp theo nên bón phân cách gốc 15-20cm, bón xong lấp đất và tưới nước ngay. Trước thu hoạch 10 ngày (bón lần 6) thì hoà phân kali tưới gốc như lần 1 để cho quả ngọt, chắc nặng hơn hoặc có thể pha 25g/bình 8 lít phun đều tán lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
IV. Chăm sóc:
- Tỉa nhánh (chèo nách): Sau khi cây dưa được 20 ngày tuổi tiến hành cố định dây chính, chừa lại 1-2 dây phụ khoẻ mạnh, vị trí lấy từ nách là thứ 8-10 còn lại tỉa bỏ các dây phụ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Việc tỉa bỏ chèo nách phải được tiến hành thường xuyên.
- Thụ phấn bổ sung: sau trồng 25-30 ngày cây bắt đầu trổ hoa thì tiến hành thụ phấn bổ sung để tỷ lệ đậu trái cao hơn, trái không bị vẹo, méo; thời gian thụ phấn từ 6-9 giờ sáng .
- Chọn quả: Nên để mỗi dây 1 quả, ở vị trí hoa thứ 3 - 4, quả có cuống to, dài, bầu to, không sâu bệnh. Chọn hoa cái trên dây to, khỏe, cắm que đánh dấu, tỉa bỏ các quả khác trên cây.
V. Phòng trừ sâu bệnh:
1. Bọ dưa, bọ nhảy, sâu ăn lá: sau khi trồng thì các đối tượng này bắt đầu gây hại mạnh lúc cây được 4 - 5 lá. Ấu trùng sau khi nở, sống dưới đất, ăn gặm rễ cây và đục vào gốc làm dưa chết héo. Sử dụng các loại thuốc hoá học có tính vị độc và xông hơi sẽ hạn chế rất nhiều.
2. Sâu vẽ bùa, bọ trĩ: là hai đối tượng gây hại mạnh nhất và trong toàn bộ thời gian sinh trưởng của cây dưa. Chúng rất khó trị và nhanh kháng thuốc, phòng trừ hiệu quả bằng cách phối trộn 2-3 loại hoạt chất hoá học như: Confidor, Amamectin, Confidor 100SL, Radian 60SL, Pyrethrins, Cypermethrin…
3. Bệnh chết cây con do nấm: Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium solani gây ra, thường xuất hiện lúc cây 2 lá mầm đến có lá thật, khi thời tiết nóng, ẩm, tưới quá nhiều, đất bị bó chặt, các ruộng dưa thường trồng trên đất lúa thì tình trạng bệnh này bị nhiều hơn.
- Phát hiện sớm, nếu thấy bệnh có thể sử dụng một trong các thuốc như Validan 3 DD - 5 DD , Bonaza 100DD, Folpan 50 SC, Topan 70 WP. ..
4. Bệnh chảy nhựa thân do nấm Mycosphaerella melonis gây ra. Vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu vàng nhạt, nhựa cây chảy ra màu nâu đỏ sau chuyển thành nâu đen và khô cứng.
5. Bệnh thán thư Do nấm Colletotrichum lagenarium gây hại trên lá, thân, quả trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, bệnh nặng gây thối quả.
6. Bệnh phấn trắng Do nấm Erysiphe cichoracearum, Sphaerotheca fuligena gây ra. Đầu tiên là các đốm vàng nhợt trên lá và thân. Trên bề mặt, vết bệnh hình thành các đám phấn bào tử trắng thấy rõ. Đám bào tử phát triển bao phủ toàn bộ bề mặt lá. Lá đổi màu sang nâu và héo nhanh chóng
7. Bệnh héo rũ Do nấm Fusarium oxysporum niveum gây ra. Nấm có thể tấn công vào cây ở mọi giai đoạn sinh trưởng. Bệnh làm chết hoặc lùn cây con. Trên cây lớn bệnh gây héo cây vào trưa trong vài ngày rồi chết rũ
- Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Topsin M50SC, 70 WP (Thiophanate Methyl), Score 250EC (Difenoconazole), Aliette 80WP, 800WG (Fosetyl – aluminium), Amistar Top 325SC (Azoxystrobin + Difenoconazole).
8. Bệnh héo dây, thối quả do vi khuẩn Erwinia hoặc Pseudomonas sp. gây ra. Lá bị bệnh héo đột ngột sau đó héo cả dây và dẫn đến tình trạng héo và chết nhanh trong 2 ngày. Bệnh rất khó trừ nên phòng bệnh bằng biện pháp tổng hợp, luân canh, vệ sinh đồng ruộng, chọn giống ít nhiễm. Phun phòng trước khi bệnh xuất hiện bằng các loại thuốcgốc đồng, kháng sinh như Kasumil (Kasuganmycin), Ridomil (Macozeb + metalaxyl), Carbenda 50SC (Carbendazim); Dithane M45 80WP …..
VI. Thu hoạch:
Khi thấy cây có biểu hiện ngừng sinh trưởng, lá chuyển vàng, trái chuyển sậm màu và đạt thời gian sinh trưởng từ 70-75 ngày thì có thể tiến hành thu hoạch trái. Trước thu hoạch nên giảm dần lượng nước tưới và giảm hẳn ở ngày thứ 5.
(NHT) – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Tin tức: Bát nháo thị trường phân bón