Quy trình bón phân cho cây Mãng cầu ta (Annona squamosa)
Mãng cầu ta hay còn gọi là quả na, là loại quả được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon. Cây mãng cầu được trồng tập trung chủ yếu tại một số tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận và một số tỉnh phía bắc nước ta. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chăm sóc cây mãng cầu theo từng giai đoạn.
I. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Trong 03 năm đầu cây phát triển thân lá nên cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt, nhất là cành cấp 1. Bón N-P-K theo tỷ lệ 2:1:1.
Lượng phân bón cho 01 ha, mật độ trồng: 1.111 cây/ha (3mx 3m)
STT |
Loại phân |
ĐVT |
Số lượng |
|||
Trồng mới, bón lót |
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
|||
1 |
Phân hữu cơ hoai mục |
Tấn |
10 |
10 |
10 |
20 |
2 |
NPK20-10-10 |
Kg |
- |
800 |
1.200 |
1.500 |
3 |
Lân super |
Kg |
500 |
|
500 |
500 |
4 |
Vôi |
Kg |
500 |
500 |
500 |
1.000 |
- Thời điểm bón: Trong thời kỳ cây con, có thể chia bón làm 4-5 lần/năm
- Cách bón: Bón theo hình chiếu tán sau đó xới đất lấp phân lại.
II. Giai đoạn kinh doanh (tính từ năm thứ 4 trở đi): Tùy vào mùa vụ, thời tiết, thổ nhưỡng, điều kiện thâm canh... Cây mãng cầu từ 4 năm tuổi cần lượng phân bón cho 01 ha/ vụ như sau:
- Phân chuồng hoai mục: 15 - 20 tấn (1 lần/năm)
- Hoặc phân hữu cơ vi sinh: 01 - 2 tấn
- Vôi Dolomite: 0,8 - 1 tấn
- Phân khoáng N-P-Kvới liều lượng: N = 260 kg; P2O5 = 260 kg; K2O = 300 kg.
1. Thời điểm bón phân: Sau thu hoạch bón toàn bộ lượng lân + vôi + Phân chuồng (vi sinh).
Thời kỳ bón |
Loại phân bón |
Liều lượng (kg/ha) |
Ghi chú |
Lần 1: Sau thu hoạch |
NPK 30-10-10 |
300 |
|
Lần 2: 25 ngày sau tuốt lá (dưỡng hoa) |
NPK 15-15-15 |
300 |
|
Lần 3: Bón dưỡng trái khi trái có đường kính 1,5-2cm) |
NPK 20-20-10 |
350 |
|
Lần 4: Bón thúc trái khi đường kính trái đạt 4cm |
NPK 15-15-15 |
350 |
Bón bổ sung 80 - 100 kg Kali Sulfate (K2SO4) |
Lần 5: Bón thúc khi trái bung gai |
NPK 15-15-15 |
350 |
Bón bổ sung 80 - 100 kg Kali Sulfate (K2SO4) |
2. Bổ sung dinh dưỡng qua lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời trong các điều kiện bất lợi, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tối ưu, cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố trung vi lượng như Mg, Ca, S, Zn, Mn, Bo, Mo….qua các sản phẩm phân bón qua lá nhất là các giai đoạn sau:
- Sau khi tuốt lá phun phân bón lá kích thích ra hoa .
- Sau khi nhú hoa phun phân bón lá kích thích trổ hoa và đậu trái đồng loạt.
- Từ khi trái bằng trứng cút đến khi trái nở gai, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Giai đoạn trước thu hoạch trái 30-45 ngày có thể dùng Kali Sulfate (K2SO4) pha với tỷ lệ 50gr/16 lít nước phun vào sáng sớm hoặc chiều mát giúp trái lên màu đều, đẹp, tăng độ ngọt.
3. Tưới nước:
Trong giai đoạn đầu trước khi trái chuyển màu và nở gai, cần tưới đều và đầy đủ, khi trái bắt đầu chuyển màu cho đến gần thời gian thu hoạch, phải giảm dần lượng nước tưới.
4. Kỹ thuật điều khiển ra hoa chính vụ và trái vụ:
Đặc điểm của cây mãng cầu là sau khi rụng lá, cành sẽ nảy chồi lá mới, trên đó có mang theo hoa. Từ đó ta có cách xử lý ra hoa rải vụ như sau:
4.1. Sau thu hoạch:
- Bón phân hữu cơ + 0,5 - 1 kg NPK 16.16.8 + 0,4 kg vôi /cây. Lượng phân bón tùy thuộc vào tuổi cây và năng suất trái vụ trước để cân đối cho phù hợp. Cuốc xới đất để vùi lấp phân khi bón.
- Muốn cây ra hoa rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 100 g Urê /1 lít phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số lá còn lại thì tuốt bỏ luôn. Hoặc sử dụng một số chế phẩm làm rụng lá có bán trên thị trường.
- Sau khi lá rụng, cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán. Chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành đó cắt bỏ tất cả ngọn. Vị trí cắt là ở nơi tiếp giáp giữa đoạn cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có 1 bộ cành trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng ra cành mới và hoa. Đồng thời, tưới nước đẫm lại cho cây.
4.2. Xử lý ra hoa:
- Sau cắt 10 ngày, ở mỗi cành mọc ra 1 chùm chồi, nên tỉa bớt chừa lại khoảng 4 – 6 chồi khoẻ nhất /cành.
- Phun chế phẩm kích thích ra hoa có hàm lượng Lân - Kali cao + Borat 02 lần (5 ngày/lần) để kích ra hoa. Dưới gốc có thể kết hợp tưới MKP hoặc Kali Sulfate (K2SO4) với tỷ lệ 2-3 kg/phuy 200 lít nước tưới đều quanh gốc.
Sau 25 – 30 ngày sau khi cắt tỉa, trên đỉnh và nách lá của những tược vừa mới ra sẽ xuất hiện hoa. Lúc này áp dụng quy trình bón phân như trên.
4.3. Làm hoa trái vụ ( kinh nghiệm ở Tây Ninh ):
Từ khi tuốt lá đến khi thu hoạch trái mãng cầu khoảng 4 tháng 10 ngày. Khi cây cho trái non, tuyển trái tốt, tròn đều chừa lại, tỉa bỏ trái xấu, méo. Chỉ chừa lại khoảng 30 - 35 trái/cây; đối với các vườn cây sinh trưởng mạnh, tán lá sum xuê thì có thể chừa lại > 50 trái/cây.
Sau khi cây đậu trái đến tháng thứ 3 (90 ngày sau đậu trái) tiến hành cắt bỏ những nhánh già trong thân cây mẹ, tỉa bỏ các nhánh con ngoài cành. Đồng thời phun định kỳ chế phẩm kích thích ra hoa và Borat để nuôi trái và cho hoa.
Như vậy khi thu hoạch xong trái đợt 1, các nhánh cắt trong thân mẹ và cành ngoài đã đâm chồi, trổ bông cho trái đợt 2 trước vụ thuận 1 tháng. Sau đó áp dụng chăm sóc vườn cây như trên.
Thông thường đối với biện pháp làm hoa trái vụ năng suất vườn cây chỉ bằng 40-50% năng suất so với chính vụ. Chú ý bón đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây tránh tình trạng cây suy yếu sau khi thu hoạch.
Lưu ý: Cây mãng cầu ta sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.
III. PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
1. Sâu hại:
a) Rệp sáp phấn: Là loài gây thiệt hại nhiều nhất. Thường tập trung chích hút trên đọt non, lá non và trái. Rệp chích hút nhựa làm lá bị quăn, biến vàng, tấn công trái non làm trái rụng, tấn công trái già làm mất giá trị thương phẩm. Rệp tiết ra chất mật ngọt sống cộng sinh với kiến; là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá, trái làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây; ngoài ra còn mở đường cho bệnh thán thư.
Khi phát hiện có rệp sáp, sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất như: Abamectin, Petroleum oil, Dimethoate, Carbaryl, Emamectin benzoate… phòng trừ kết hợp với việc trừ kiến.
b) Sâu đục trái: Việc phun thuốc trừ sâu đục trái nói chung thường thu được hiệu quả rất thấp do sâu đã nằm sâu bên trong trái. Tuy nhiên nếu gặp những thời điểm sâu non nở rộ mà chưa kịp đục chui vào bên trong hoặc tiến hành phun thuốc sớm khi xuất hiện trưởng thành thì hiệu quả phòng trừ cao hơn. Sử dụng một số thuốc có chứa hoạt chất Abamectin, Emamectin Benzoate, Abamectin, Matrine....hoặc các loại thuốc xông hơi để xua đuổi trưởng thành.
c) Bọ vòi voi gây hại bông (bọ đục bông hay con mò): Đây là đối tượng khó trị vì bọ vòi voi thường ẩn núp trong cánh hoa nên thuốc khó tiếp xúc với chúng. Có thể dùng hoạt chất sinh học như Bacilus thuringiensis hoặc các thuốc hóa học có tính xông hơi mạnh phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
2. Bệnh hại:
a) Bệnh thán thư: Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây mãng cầu. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng, hoạt chất như Azoxystrobin, Hexaconazole, Difenoconazole… phun ướt đều lá, thân cây.
b) Bệnh thối rễ: Bệnh phát sinh gây hại nhiều ở những vườn thường đọng nước trong mùa mưa, nơi có mực nước ngầm cao. Sử dụng thuốc Bordeaux, các thuốc gốc đồng Cuprous Oxide tưới vào gốc 01 - 02 lần kết hợp phun lên tán lá cây để phòng trừ.
c) Bệnh thối trái, đốm nâu: Khoảng 01 tháng trước thu hoạch, nên phun phòng bệnh bằng các thuốc có hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl...
Để hạn chế các loại nấm bệnh phát sinh gây hại trên vườn cây nên sử dụng các chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp., Baccillus, Mycorrhiza... định kỳ 3- 6 tháng/lần kết hợp với việc bổ sung phân hữu cơ đầy đủ.
(NHT) - PHÒNG KỸ THUẬT CTY CP SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc