QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ RỐT
I - Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:
Cà rốt là cây chịu lạnh. ở nhiệt độ 80C hạt có thể nảy mầm sau 20-25 ngày, còn ở nhiệt độ thích hợp 20 - 25 0C nảy mầm sau 5-7 ngày. Nhiệt độ trung bình cho cây sinh trưởng và hình thành củ 20 - 22 0C, ở nhiệt độ 25 0C củ phát triển yếu, hàm lượng vitamin A giảm.
Cây cần có ánh sáng ngày dài, ở điều kiện ngày ngắn (dưới 10 giờ chiếu sáng) không những cây kém phát triển mà năng suất giảm so với điều kiện cần thiết (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày). Ở giai đoạn cây con, cây cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây.
Độ ẩm: Chế độ nước cho cà rốt tương đối khắt khe. Thiếu nước củ sẽ nhỏ, nhánh phân nhiều. Nếu độ ẩm đất quá cao, củ dễ bị bệnh và bị nứt cũng làm giảm chất lượng sản phẩm. Độ ẩm đất thích hợp 65-70%.
Đất: Là cây rễ củ nên cà rốt yêu cầu đất tơi xốp, nhiều mùn. Đất có thành phần cơ giới nặng, củ bị ngắn và cũng bị phân nhánh.
II - Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Giống: Giống hiện nay đang được sử dụng là giống địa phương do nông dân tự sản xuất. Giống này có thời gian sinh trưởng 95-110 ngày, củ dài 18 - 22cm, năng suất 25-30 tấn/ha.
Ngoài ra còn có một số giống nhập nội của các nước Thái lan, Nhật, Pháp, Hà Lan… các giống này củ to, tiềm năng năng suất cao.
2. Chuẩn bị đất: Đất trồng cà rốt phải tơi xốp, tầng canh tác sâu trên 30cm, khâu chuẩn bị đất cần phải làm kỹ, nên chọn đất có cấu tượng nhẹ, thoát nước tốt.
Vệ sinh đồng ruộng tốt trước khi làm đất. Rải đều phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và vôi cày kỹ để đảm bảo đất tơi xốp, sâu 25-30 cm. Làm luống gieo 1,4 m cả rãnh, cao 10 cm trong mùa khô, 15 cm trong mùa mưa. Cào phẳng mặt luống. Tưới ẩm đất và phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm 4-5 ngày trước khi gieo hạt.
3. Trồng và chăm sóc:
- Gieo hạt: Dùng hạt giống tốt, chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Ngâm nước ấm (3 sôi/ 2 lạnh) trong 24 giờ và ủ 2 ngày cho nứt mầm. Gieo đều với lượng 12-15 kg /ha. Nên trộn chung với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nylon 1x1 mm, tưới ẩm mỗi ngày.
Khi cây mọc đều, tỉa bỏ những cây yếu, còi cọc hoặc mọc quá dày. Trước khi bón thúc lần 3, tỉa định cây kết hợp nhổ cỏ với khoảng cách 20 x 20cm vào mùa mưa, 20 x 15cm vào mùa khô.
- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:
Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Nếu gieo vào mùa mưa không cần tưới nước, nhưng gieo vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.
Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.
4. Phân bón và cách bón phân:
Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau.
- Phân chuồng hoai: 40 m3; Vôi: 800 - 1.000 kg; hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.
- Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150 kg N - 150 kg P2O5 - 240 K2O.
Lưu ý: Chuyển đổi lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương:
Cách 1: Ure: 326 kg - Super lân: 937,5 kg – K2SO4: 480 kg;
Cách 2: NPK 15-15-20: 1.000 kg; K2SO4: 81 kg.
- Liều lượng và thời kỳ bón phân cho cây cà rốt:
Loại phân bón (ha/ vụ) |
Lượng bón (kg/lần bón) |
Bón lót (kg/lần bón) |
Bón thúc (kg/lần bón) |
||
20 NST |
40NST |
55 NST |
|||
Phân chuồng |
4 m3 |
4 m3 |
|
|
|
Vôi |
1.000 |
1.000 |
|
|
|
Hữu cơ vi sinh |
1.000 |
1.000 |
|
|
|
Super lân |
937,5 |
637,5 |
300 |
|
|
Ure |
326 |
76 |
50 |
80 |
120 |
Kali sulphate |
480 |
180 |
- |
120 |
180 |
* Bổ sung thêm các loại phân bón lá có chứa đủ các nguyên tố trung vi lượng như: S, Ca, Mg, Mn, Cu, Fe, Mo…sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
III. SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Trên cây cà rốt có các loại sâu chính như: Sâu xám, sâu khoang, rệp muội, sùng đất. Sử dụng các loại thuốc hoá học có hoạt chất như: Abamectin, Cypermethrin, Thiamethoxam, Imidacloprid….để phòng trừ theo liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Đối tượng gây hại mạnh nhất và thiệt hại trên cà rốt chính là tuyến trùng. Tuyến trùng gây hại trên hầu hết các loại cây trồng chúng rất khó phòng trị hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị để phòng trừ triệt để tuyến trùng. Áp dụng biện pháp canh tác kết hợp với phòng trừ tổng hợp sẽ ngăn chặn và kiểm soát được đối tượng gây hại này.
1. Triệu chứng gây hại trên cây cà rốt:
+ Củ chỉa: Do điểm sinh trưởng của chóp rễ chính bị tổn thương, tác nhân gây hại chính là tuyến trùng, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như cấu trúc đất quá cứng chặt, dinh dưỡng không đầy đủ hoặc do côn trùng, nấm tấn công bộ rễ làm cho củ phát triển có nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba..., màu sắc củ không bình thường.
+ Củ mọc lông: Trên trục của củ xuất hiện nhiều rễ phụ dài, bất thường xếp thành hàng hoặc mọc dài tạo thành búi.
+ Củ sần sùi, u sưng: Củ phát triển không bình thường, trên củ xuất hiện nhiều u sưng với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn hoặc trên trục của củ phát triển không đều, nhiều chỗ lồi lên làm củ trở nên sần sùi, màu sắc nhạt và tối hơn.
+ Củ nứt: Các vết nứt có thể xuất hiện ngay ở phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục của củ đến tận chóp củ để lộ ra phần lõi củ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng củ cà rốt.
+ Củ có dạng hạt đeo trên rễ: Trên củ xuất hiện nhiều rễ phụ dài, trên các rễ phụ có các hạt nhỏ tròn với đường kính khác nhau từ 0.5-1.5mm tùy theo số lượng tuyến trùng kí sinh. Các rễ phụ mọc nhiều, mật độ tuyến trùng ký sinh lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ phát triển của củ.
2. Tác nhân gây biến dạng:
+ Nguyên nhân chính do các loài tuyến trùng gây ra: Pratylenchus sp, Helicotylenchus sp, Meloidogyne sp và Apenlenchus sp.
3. Phòng trừ:
+ Biện pháp sinh học: Trồng xen cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng gây biến dạng củ cà rốt, mật độ trồng từ 10.000 -17.000cây/ha (hàng đơn so le: 0,5 - 0.8m/cây). Tuy nhiên nếu mật độ trồng xen quá lớn sẽ ảnh hưởng tới mật độ trồng cà rốt cũng như khả năng sinh trưởng của những cây bên cạnh vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.
Xử lý đất trước khi trồng bằng nấm Paecilomyces lilacinus + Trichoderma .spp (10kg/ha) có thể trộn đều với đất mịn để rải sau khi lên luống và dùng cào trộn đều thuốc vào đất sau đó tưới nhẹ cho đất đủ ẩm, sau 2-3 ngày thì tiến hành gieo hạt.
+ Biện pháp hóa học: Xử lý đất trước khi trồng bằng Etobon 0.56SL (10cc/8lít) + Tachigaren 30L (30ml/20lít), lượng nước thuốc 200-300 lít/1.000m2. Đối với những vườn bị hại nặng cần xử lý 2-3 lần (trước trồng và 7, 14 ngày sau trồng), hoặc sử dụng Sincosin 0.56SL (10ml/8lít) + Agrispon 0.56SL (10ml/8lít). Ngoài ra có thể sử dụng Chitosan (Stop 5DD), Copper citrate (Heroga 6.4SL) để phòng trừ.
IV. BỆNH HẠI:
Bệnh hại trên cây cà rốt gây hại rất mạnh đặc biệt là một số loại bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất nghiêm trọng nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời.
1. Bệnh đốm vòng (Alternaria radicirima): Bệnh đốm vòng thường xuất hiện trên những lá già, màu nâu có hình tròn đồng tâm. Trời ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng, nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.
Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Andoral, Antramix, Andibat, Melody, Novistar, Novinano, Anmisdotop….để phòng trừ.
2. Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora): Bệnh thường xuất hiện trên đất thịt nặng và đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh, vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 27-30 0C, pH thích hợp 7,2 tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.
Phòng trị bằng các loại thuốc như Kasuramicin, Ningnamicin, Validacin…hoặc các chế phẩm nấm đối kháng Trichodeerma.spp
3. Bệnh cháy lá, Bệnh thối đen do nấm (Alternaria radicirima), bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp. gây ra. Các loài nấm này hại cả thân, lá và củ.
Thực hiện phòng trừ bằng các loại thuốc như Plant 50WP, Derosal; Kocide, Cuproxate, Metalaxyl…
(NHT) – PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Việt Nam cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho Trung Quốc
- Nhức nhối vấn nạn phân bón giả hoành hành ở các tỉnh miền Tây
- Chuyên gia thế giới đánh giá thế nào về thị trường phân bón Việt Nam?
- MEKONGAGRI CHÚC MỪNG LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT SANG TRUNG QUỐC
- Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối
- Hiểu và sử dụng như thế nào cho đúng đối với các chất trung, vi lượng để đạt hiệu quả cao nhất cho cây trồng?
- Nguy cơ giá phân bón trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
- QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG NHẬT
- Đứt gãy nghiêm trọng nguồn cung potash từ Canada, giá phân bón thế giới tiếp tục tăng vọt
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc
- Nga giới hạn lượng phân đạm xuất khẩu, dự kiến giá phân bón thế giới tăng sốc